Tương tác với Hitler Stefanie_Rabatsch

Theo Kubizek, Hitler không bao giờ nói chuyện với Stefanie, luôn luôn nói rằng ông sẽ làm như vậy "ngày mai",[1] và ghét những người tán tỉnh với cô ấy, đặc biệt là các sĩ quan quân đội, người mà ông gọi là "ngu si kiêu ngạo", ông đã cảm thấy một "mối thù không khoan nhượng đối với lớp sĩ quan nói chung và tất cả mọi thứ quân đội nói chung. Nó làm ông vô cùng khó chịu khi mà Stefanie giao thiệp với lũ lười, những người mà ông nhấn mạnh, mặc áo nịt ngực và sử dụng nước hoa".[1] Hitler không thích nhảy múa, khi ông biết rằng Stefanie thích khiêu vũ, ông nói, "một khi Stefanie là vợ tôi, cô ấy sẽ không có mong muốn nhảy múa nhỏ nhoi nào nữa!".[1]

Kubizek thêm rằng: "Stefanie không hề biết Adolf yêu cô sâu đậm như thế nào, cô ấy xem ông như là một cậu bé hơi nhút nhát, nhưng vẫn khá kiên trì, trung thành. Khi cô đáp lại với một nụ cười tới cái nhìn tò mò của ông, ông rất vui và tâm trạng của ông trở nên không giống như bất cứ điều gì mà tôi đã từng quan sát thấy ở ông". Nhưng khi Stefanie thường xuyên lạnh lùng bỏ qua cái nhìn của ông thì ông bị đè bẹp, sẵn sàng tiêu diệt chính mình và cả thế giới.[1][5] Cuối cùng ông cũng lên kế hoạch bắt cóc Stefanie, giết cô và tự tử, bằng cách nhảy ra khỏi một cây cầu trên sông Donau.[1] Tuy nhiên, thay vào đó, ông chuyển tới Vienna nơi một hình ảnh lý tưởng của Stefanie đã trở thành chuẩn mực đạo đức của ông.[6]

Rabatsch nói trong các cuộc phỏng vấn sau đó rằng cô không hề để ý gì về Hitler vào thời điểm đó, nhưng cô đã nhận được một bức thư tình vô danh yêu cầu cô chờ đợi anh tốt nghiệp và sau đó kết hôn với anh ta, mà cô chỉ nhận ra sau khi được hỏi về Hitler, rất có thể do Hitler gửi.[6] Cô kết hôn với một sĩ quan quân đội người Áo, sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc thì sống ở Viên.[1][6] Tình yêu của Hitler cho cô được bi kịch hóa thành một phim tài liệu truyền hình Áo-Đức năm 1973 được viết bởi Georg Stefan Troller và đạo diễn bởi Axel Corti.[7]